KHOA ĐIỆN
Tổ chức đào tạo 02 ngành đại học kỹ thuật. Tổng số tín chỉ tích lũy của mỗi chương trình là 150, không kể 1 học kỳ chủ yếu học tiếng Anh và sau đó theo học chương trình tiếng Anh tăng cường vào buổi tối để đạt chuẩn tiếng Anh TOEFL-ITP 450 trở lên khi tốt nghiệp. Tùy theo năng lực và hoàn cảnh của cá nhân, sinh viên có thể hoàn thành chương trình trong khoảng 4 - 4,5 năm để nhận bằng kỹ sư.
1. Ngành Kỹ thuật điện, điện tử: với 3 chuyên ngành
Chỉ tiêu tuyển sinh: 240
1.1. Chuyên ngành Kỹ thuật điện
Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến 80
Chương trình Kỹ thuật điện cung cấp kiến thức về kỹ thuật điện thông dụng như điện dân dụng, điện lạnh v.v. và giúp cho sinh viên năng lực tính toán, thiết kế, bảo trì, sửa chữa các hệ thống cung cấp điện, điện dân dụng, điện lạnh, chiếu sáng, chống sét, an ninh và an toàn điện.
Chuyên ngành này phù hợp với những sinh viên quan tâm đến lĩnh vực điện phục vụ đời sống con người.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các trạm điện, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp và dân dụng.
1.2. Chuyên ngành Hệ thống điện
Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến 80
Mục tiêu: Chương trình đào tạo chuyên ngành hệ thống điện có mục tiêu đào tạo các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, biết gắn kết chặt chẽ kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành, thí nghiệm dựa trên nguyên tắc cơ bản: Ý tưởng-Thiết kế-Triển khai-Vận hành hoạt động các sản phẩm thực tế; có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt để có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo và phát triển. Đảm bảo cho Kỹ sư chuyên ngành hệ thống điện đạt được những thành công trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và hội nhập.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện với vai trò là: kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát, V.V.
- Làm việc tại các Công ty điện lực tỉnh, thành phố trong cả nước, trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, điều độ miền,…
- Làm việc trong các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, xây lắp công trình điện.
- Làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hay cung ứng vật tư, thiết bị điện.
- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Hệ thống điện ở các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Cơ hội học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước cũng như ở nước ngoài để trở thành Thạc sỹ, Tiến sỹ và cao hơn.
1.3. Chuyên ngành Thiết bị điện
Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến 80
Chương trình Thiết bị điện trang bị những kiến thức cơ bản về thiết bị điện trong sản xuất, công nghệ sản xuất thiết bị điện, chế tạo máy điện, trang bị, vận hành các thiết bị gia công nhiệt hiện đại, tự động hóa trong thiết kế thiết bị điện, thử nghiệm và bảo dưỡng thiết bị điện.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các nhà máy chế tạo thiết bị điện, nhà máy sản xuất điện năng, trung tâm kiểm định chất lượng và thử nghiệm thiết bị điện, nhà máy sản xuất công nghiệp.
2. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa với 1 chuyên ngành Tự động hóa Xí nghiệp Công nghiệp
Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến 300
Chương trình Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp cung cấp các kiến thức về thiết bị, máy và dây chuyền sản xuất tự động sử dụng năng lượng điện trong xí nghiệp công nghiệp để sinh viên biết cách sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo, hiệu chỉnh, vận hành quản lý máy tự động và dây chuyền tự động.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy sản xuất điện năng có mức độ tự động hóa cao và hiện đại.
Chi tiết liên hệ:
Trưởng khoa: TS. Đỗ Trung Hải
ĐT: 0912 224733;
Email: dotrunghai@tnut.edu.vn