TỰ ĐỘNG HÓA
THƯƠNG HIỆU SỐ 1 CỦA TRƯỜNG ĐH KTCN
Trong số các chuyên ngành học thuộc khối kỹ thuật thì Tự động hóa được đánh giá là nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0, đây là chuyên ngành phù hợp với các bạn trẻ năng động có đam mê khoa học kỹ thuật, luôn tìm tòi, sáng tạo trong công việc…Hiện nay, chuyên ngành tự động hóa được cho là chuyên ngành rất “HOT”, kỹ sư Tự động hóa luôn có nhiều cơ hội được tuyển dụng vào các vị trí việc làm có môi trường làm việc tốt với mức lương cao.
Trường ĐH KTCN tiền thân là Đại học Cơ điện Bắc Thái, chuyên ngành Tự động hóa trước đây là chuyên ngành Điện khí hóa xí nghiệp hay Điện khí hóa cung cấp điện đã được đào tạo từ khi thành lập trường những năm 65-66 của thế kỷ trước.
Bộ môn Tự động hóa tiền thân là bộ môn Truyền động điện - tự động hóa được thành lập đúng vào dịp 30 tháng 4 năm 1975. Trải qua hơn 46 năm xây dựng và trưởng thành đến nay bộ môn ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho đất nước trong thời kỳ đổi mới.
2.1. Thực trạng
Trong những năm gần đây, chuyên ngành Tự động hóa tuyển được số lượng sinh viên lớn với mức điểm chuẩn cao nhất trong các chuyên ngành tuyển sinh của nhà trường. Đây cũng là cơ hội và thách thức không nhỏ, đó là cần phải thay đổi và cập nhật cho phù hợp với thực tế.
2.2. Giải pháp thực hiện
- Chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và ứng dụng.
- Chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật nội dung, bài giảng, giáo án, giáo trình để phù hợp và bám sát với thực tiễn và yêu cầu của cách mạng công nghệ.
- Các môn học chuyên ngành được chọn lựa dựa theo nhu cầu của thị trường lao động.
- Giáo trình và tài liệu giảng dạy các môn chuyên ngành được xây dựng theo các tài liệu hiện đại.
Bộ môn Tự động hóa hiện nay có 20 thành viên. Có giảng viên có thể giảng dạy được bằng tiếng anh. Số lượng tiến sỹ và NCS được đào tạo trong nước và quốc tế là 13, đội ngũ giảng viên thường xuyên được đào tạo nhằm nâng cao trình độ.
STT |
Họ và tên |
Trình độ |
Hướng nghiên cứu |
1 |
Nguyễn Ngọc Kiên |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
2 |
Đỗ Trung Hải |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
3 |
Nguyễn Thị Mai Hương |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
4 |
Lâm Hùng Sơn |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
5 |
Nguyễn Vĩnh Thụy |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
6 |
Nguyễn Thị Chinh |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
7 |
Nguyễn Thị Thanh Nga |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
8 |
Trương Thị Quỳnh Như |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
9 |
Đinh Văn Nghiệp |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
10 |
Dương Quốc Hưng |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
11 |
Ngô Minh Đức |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
12 |
Đỗ Đức Tuấn |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
13 |
Bùi Thị Hải Linh |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
14 |
Trần Thị Hải Yến |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
15 |
Vũ Đức Tân |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
16 |
Trần Ngọc Ánh |
Thạc sĩ, NCS nước ngoài |
Điều khiển và tự động hóa. |
17 |
Trần Đức Quân |
Tiến sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
18 |
Nguyễn Thị Phương Chi |
Thạc sĩ, NCS nước ngoài |
Điều khiển và tự động hóa. |
19 |
Đỗ Thị Phương Thảo |
Thạc sĩ |
Điều khiển và tự động hóa. |
20 |
Bùi Kim Thi |
Kỹ sư |
Điều khiển và tự động hóa. |
Đầu tư và hợp tác với các tập đoàn lớn để xây dựng các phòng thí nghiệm thực hành hiện đại với các thiết bị gắn với thực tiễn sản xuất. Đến nay bộ môn tự động hóa đang quản lý và vận hành các phòng thí nghiệm:
- Phòng thí nghiệm tự động hoá Mitsubishi Electric: Trang thiết bị hiện đại do tập đoàn Mitsubishi Electric tài trợ. Phòng thí nghiệm được xây dựng nhằm mục đích phục vụ các môn học: Điều khiển logic và PLC, Điều khiển ghép nối PLC, Đồ án môn học Điều khiển logic và PLC, Thực hành PLC, Điều khiển tần số động cơ xoay chiều, Điều khiển truyền thông công nghiệp, Điểu khiển chuyển động hệ servo, Đồ án tốt nghiệp …
- Phòng thí nghiệm tự động hoá công nghiệp Siemens: Trang thiết bị hiện đại do tập đoàn Siemens tài trợ. Phòng thí nghiệm được xây dựng nhằm mục đích phục vụ các môn học: Điều khiển logic và PLC, Điều khiển ghép nối PLC, Đồ án môn học Điều khiển logic và PLC, Thực hành PLC, Điều khiển tần số động cơ xoay chiều, Điều khiển truyền thông công nghiệp, Điểu khiển chuyển động hệ servo, Đồ án tốt nghiệp …
- Phòng thí nghiệm tự động hoá SMC: Trang thiết bị của phòng do tập đoàn SMC, Nhật Bản tài trợ, các module thí nghiệm hiện đại, được thiết kế chuyên dùng cho mục đích đào tạo. Phục vụ môn học Tự động hóa truyền động khí nén, Đồ án môn học Điều khiển logic và PLC, Thực hành PLC, Thực hành điều khiển truyền động khí nén.
- Phòng thí nghiệm và thực hành điện tử công suất: Các thiết bị trong phòng thí nghiệm có tính chuyên nghiệp, giúp sinh viên dễ nghiên cứu, dễ vận hành. Phục vụ các môn học: Điện tử công suất, Thực hành Điện tử công suất, Đồ án điện tử công suất.
- Phòng thực hành PLC và Biến tần: Phục vụ các môn học liên quan đến hệ thống biến tần động cơ xoay chiều thông minh, với nhiều loại biến tần khác nhau cho sinh viên nghiên cứu và thực hành.
- Phòng thực hành điều khiển truyền thông công nghiệp: Phục vụ học phần Điều khiển truyền thông công nghiệp và Thực hành điều khiển truyền thông công nghiệp.
- Phòng thí nghiệm và thực hành Điều khiển số và Tổng hợp hệ điện cơ: Phục vụ thực hành Modul Điều khiển số và Tổng hợp đện cơ trong HP Thực hành chuyên ngành, Đồ án Tổng hợp hệ điện cơ. Với các thiết bị được đầu tư gắn liền với nội dung lý thuyết sinh viên đã được học.
- Phòng thí nghiệm truyền động điện:Phục vụ môn học Cơ sở Truyền động điện
- Phòng thí nghiệm Điều khiển quá trình: Phục vụ môn học Điều khiển quá trình. Thiết bị thí nghiệm mô phỏng lại hệ thống trong thực tế của nhà máy.
Bộ môn xây dựng 2 LAB nghiên cứu chuyên sâu: Lab 1: Điều khiển và Tự động hóa; Lab 2: Điện tử công suất; có thể hợp tác quốc tế, phát triển các đề tài nghiên cứu hoa học và phục vụ cho đào tạo.
Bộ môn Tự động hoá đã xây dựng kênh YouTube riêng phục vụ đào tạo online và truyền thông quảng bá. Với nhiều video có nội dung về chuyên ngành hấp dẫn và được cập nhật thường xuyên.
https://www.youtube.com/channel/UC4SVBk3-Ub0mvJqZNHzQQEA
2.3. Thành tựu đạt được
Dưới sự chỉ đạo của các cấp cùng với sự đồng lòng của các thầy cô trong Bộ môn Tự động hoá, chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp đã đạt được một số kết quả như:
- Bước đầu xây dựng Tự động hoá công nghiệp thành thương hiệu số 1 của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, số lượng tuyển sinh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất trường.
- Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất mặc dù còn thiếu nhưng đã tạo ra được môi trường học tập chuyên nghiệp, đáp ứng được cao nhất nhu cầu của người học.
- Sinh viên Tự động hoá được tuyển dụng vào nhiều vị trí trong các nhà máy sản xuất hiện đại, được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp, có các vị trí việc làm tại các tập đoàn trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện - Tự động hóa, đáp ứng cao nhu cầu các nhà tuyển dụng.
Chuyên ngành Tự động hoá công nghiệp đào tạo theo định hướng ứng dụng là lựa chọn đúng đắn và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Với vị trí là chuyên ngành số 1 của nhà trường, bộ môn Tự động hoá tiếp tục phát triển và khẳng định chuyên ngành Tự động hoá công nghiệp thành thương hiệu của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Chi tiết về khung chương trình đào tạo: http://efa.tnut.edu.vn/tin-tuc/2021-12-04/khung-chuong-trinh-dao-tao-chuyen-nganh-tu-dong-hoa-xncn-152-tin-chi-dt456.html