1. Giới thiệu chung
Bộ môn Hệ thống điện trực thuộc Khoa Điện, tiền thân là bộ môn Năng lượng điện – Khoa Điện, Trường Đại học KTCN được thành lập từ năm 1997. Bộ môn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo bậc Đại học và Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện; tham gia giảng dạy một số học phần cho các ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử - viễn thông. Bộ môn cũng tham gia giảng dạy học phần hệ đại học các ngành Kỹ thuật khác trong toàn trường.
Bộ môn Hệ thống điện hiện quản lý và đào tạo 2 chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật điện:
* Chuyên ngành Điện công nghiệp & dân dụng
* Chuyên ngành Hệ thống điện
2. Giảng viên
TT | Họ và tên | Chức vụ | |
1 | TS. Nguyễn Hiền Trung | Trưởng bộ môn | nguyenhientrung@tnut.edu.vn |
2 | TS. Lê Tiên Phong | Phó trưởng bộ môn | mrphonghtd1246@tnut.edu.vn |
3 | PGS.TS Ngô Đức Minh | GVCC, Giám đốc Cty TNHH Đại học KTCN | ngoducminh@tnut.edu.vn |
4 | PGS.TS Vũ Văn Thắng | GVCC, Phó trưởng khoa | thangvvhtd@tnut.edu.vn |
5 | TS. Hà Thanh Tùng | GVC | tunganh@tnut.edu.vn |
6 | ThS. Lê Hồng Thái | GVC | lethai72@tnut.edu.vn |
7 | ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy | GVC | nguyenthithanhthuyhtd@tnut.edu.vn |
8 | ThS. Đoàn Kim Tuấn | GV, Trợ lý đào tạo | doankimtuan@tnut.edu.vn |
9 | TS. Nguyễn Minh Cường | GVC, Giám đốc Viện CNGD&ĐT mở | nmcuong_htd@tnut.edu.vn |
10 | TS. Nguyễn Đức Tường | GVC, Trưởng phòng TT&QLCL | d.t.nguyen@tnut.edu.vn |
11 | TS. Trương Tuấn Anh | GVC, Phó trưởng phòng HCTC | truongtuananh@tnut.edu.vn |
3. Cơ sở vật chất
Thiết bị phòng thí nghiệm/module thực hành được trang bị hiện đại, bao gồm:
3.1 Phòng thí nghiệm ATS - SCADA&TĐH Hệ thống điện
Địa điểm: Tầng 2 nhà đa năng
Phòng thí nghiệm được tài trợ bởi công ty Cổ phần Kỹ thuật Ứng dụng (ATS) và hãng SEL.
Hiện tại, phòng thí nghiệm đã được trang bị 09 bộ máy tính để bàn cấu hình cao phục vụ cho công tác nghiên cứu, cài đặt rơ le và các phần mềm chuyên dụng khác; Các rơ le của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: SEL, Siemens, MiCOM, ABB, Toshiba, v.v. Phòng thí nghiệm này chuyên sâu về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa hệ thống điện, trong đó rơ le đóng vai trò là các thiết bị có thể lập trình, hoạt động như những bộ vi xử lý cấp cao với độ tin cậy vượt trội. Các rơ le số được trang bị tại phòng thí nghiệm có thể được lập trình để điều khiển và ứng dụng bất kỳ bài toán toán logic nào trong thực tế.
Phòng thí nghiệm là nơi học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Nhiều nhóm sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện đã thực hiện làm đồ án tốt nghiệp trên thiết bị thực, bảo vệ đồ án tại đây. Sinh viên được làm quen lập trình với nhiều chủng loại rơ le khác nhau, qua đó tiếp cận công nghệ và có thể được làm chủ công nghệ điều khiển hệ thống điện. Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra các buổi trao đổi học thuật, họp nhóm nghiên cứu của câu lạc bộ nghiên cứu khoa học SLECO. Các sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, không cần phải chờ đến lúc học kiến thức chuyên ngành cũng đã thường xuyên đến làm việc tại phòng thí nghiệm này để dần tiếp cận và làm chủ công nghệ. Một số hình ảnh hoạt động của Phòng thí nghiệm ATS - SCADA&TĐH hệ thống điện.
Địa điểm: Tầng 3 nhà đa năng
Phòng thí nghiệm có 1 KIT thí nghiệm với rơ le SEL và 6 KIT thí nghiệm với rơ le MK2200L.
Phòng thí nghiệm này là nơi sinh viên được tự đấu nối các thiết bị theo 2 loại bài thí nghiệm: Bài thí nghiệm bảo vệ rơ le sử dụng rơ le SEL và Bài thí nghiệm bảo vệ rơ le sử dụng rơ le Mikro MK2200L.
Sinh viên có thể thí nghiệm đặc tính của rơ le thông qua việc đấu nối, lập trình và tạo dòng thí nghiệm. Nhờ được làm việc trực quan và sinh động trên thiết bị thực, sinh viên có thể chủ động lấy các kết quả thí nghiệm, từ đó hiểu sâu kiến thức về điều khiển và bảo vệ rơ le trong hệ thống điện. Một số hình ảnh hoạt động của phòng thí nghiệm Bảo vệ rơ le.
Sinh viên thí nghiệm, thực hành trên hệ thống thiết bị bảo vệ rơle cho hệ thống điện
3.3 Phòng thực hành Hệ thống điện
Địa điểm: Phòng 101A6 và 101NĐN
Bao gồm TBA phân phối 6/04kV, hệ thống phân phối 35kV, 22kV, mạch điều khiển rơ le, tủ phân phối hạ áp 0,4kV...
Một giờ thực hành tại hệ thống điện phân phối
4. Những thành tích đã đạt được
- Biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên khảo được các Nhà xuất bản uy tín trong nước ấn hành.
- Có nhiều bài báo được công bố khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế hàng năm.
- Có nhiều giảng viên đạt giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam – VIFOTEC; sinh viên trong câu lạc bộ NCKH SLECO đạt giải cao trong cuộc thi Sáng tạo sinh viên, cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia dành cho sinh viên.
5. Các hướng nghiên cứu
- Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mô phỏng trong tính toán, phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống điện.
- Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực.
- Phân tích, đánh giá nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy và nâng cao ổn định hệ thống điện có các nguồn năng lượng tái tạo.
- Ứng dụng mạng truyền thông và các thiết bị kỹ thuật mới trong bảo vệ, tự động hóa, SCADA trạm điện và hệ thống điện.
- Nghiên cứu quá điện áp (nội bộ và sét) và biện pháp chống quá điện áp trong hệ thống điện.
- Nghiên cứu thiết kế lắp đặt, vận hành, điều khiển hiệu quả nguồn điện tái tạo: Pin mặt trời, điện gió trong hệ thống điện Việt Nam.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Quản lý nhu cầu điện năng (DSM).
- Nghiên cứu tối ưu các hệ thống điện nhỏ (Microgrid) và lưới điện thông minh (Smartgrid).
- Nghiên cứu áp dụng giải pháp kỹ thuật công nghệ cao, chiếu sáng thông minh, lập trình điều khiển tự động trong công nghiệp và dân dụng (Building).
6. Định hướng phát triển
- Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần khẳng định thương hiệu sinh viên Trường Đại học KTCN với xã hội.
- Các chương trình đào tạo do Bộ môn phụ trách được thiết kế triển khai theo định hướng CDIO, ttrong đó chú trọng đến nhu cầu của xã hội, chuẩn đầu ra của người học, đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, quốc tế. Đề cương chi tiết các học phần được chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế; Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ thiết thực hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, đặc biệt là câu lạc bộ NCKH SLECO nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ngay từ trong trường.
- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; xây dựng, triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.
Địa chỉ liên hệ
Bộ Môn Hệ thống điện: P105-TN, Đại học KTCN, Số 666 Đường 3-2, P.Tích Lương, TP Thái Nguyên
+ Email: hethongdien@tnut.edu.vn
+ Tel: 02083547969
Trưởng bộ môn:
+ TS. Nguyễn Hiền Trung: 0912386547
+ Email: nguyenhientrung@.tnut.edu.vn