Bộ môn Kỹ thuật điện


 1. Giới thiệu chung

Kỹ thuật Điện (Electrical Engineering) đã được ra đời từ lâu, là ngành học có xu thế rộng và là một trong những ngành học có số lượng sinh viên tham gia đông đảo trong lĩnh vực Điện, theo xu hướng phát triển chung của thế giới và của Việt nam. Tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, ngành Kỹ thuật điện được hình thành, đào tạo từ năm 1995; đến năm 2008 chuyên ngành Kỹ Thuật điện bắt đầu Chương trình đào tạo với 2 khóa đầu là hệ liên thông LT09KTĐ, LT10KTĐ và Khóa 1 Hệ đại học tương đương K45KTD01 (2009 - 2014) cho đến nay. Năm 2022 chuyên ngành được đổi tên chính thức thành Chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông minh, được đào tạo cùng các chuyên ngành khác thuộc ngành Kỹ thuật điện như: Hệ thống điện, Điện công nghiệp & dân dụng, Thiết bị điện - điện tử.

Đảm nhiệm thực hiện chương trình chuyên ngành Kỹ thuật điện và công nghệ thông minh là Bộ môn kỹ thuật điện với nòng cốt tiền thân là các thầy cô thuộc Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện. Hiện nay, đội ngũ giảng viên gồm 01 PGS, 03 TS, 04 ThS và 01 trợ giảng. Cùng với những tâm huyết và sự phấn đấu, cố gắng không quản mệt mỏi của thầy và trò đến nay chuyên ngành đã thực sự có những bước đi khẳng định tên tuổi, thương hiệu.

 Giảng viên bộ môn Kỹ thuật điện

Bộ môn Kỹ thuật điện hiện đang phụ trách 20 Mã học phần:

  • 03 Học phần Khối kiến thức Cơ sở ngành: Cơ sở Lý thuyết Mạch 1,2 dạy chung cho toàn bộ khối ngành Điện gồm: Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp, Chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển, Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điền khiển và Tự động hóa, Chuyên ngành Hệ thống điện, Chuyên ngành Thiết bị điện – điện tử, Chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng… ; học phần Kỹ thuật Điện Đại Cương thuộc khối kiến thức liên ngành dạy chung cho toàn bộ khối ngành không chuyên Điện gồm: Chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy, Chuyên ngành Tự động hóa thiết kế và chế tạo, Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, Chuyên ngành Công nghệ ô tô…
  • 10 Học phần Khối kiến thức Chuyên ngành Kỹ thuật điện và Công nghệ thông minh:

           + 06 Học phần: Điện dân dụng; Trang bị Điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh; Tổng hợp Hệ thống điều khiển Điện dân dụng; PLC và ứng dụng; Trang bị Điện nhà thông minh; Công nghệ IoT chuyên ngành;

           + 02 Học phần Đồ án Môn học: Điện dân dụng; Trang bị Điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh;

           + 02 Học phần thực hành về: Thực hành PLC và ứng dụng, Thực hành công nghệ thông minh.

  • 05 Học phần Khối kiến thức Tự chọn ngành, Kỹ thuật: Cơ sở Lý thuyết Trường điện từ; Logic mờ và ứng dụng; Thiết bị điều khiển trong Công nghiệp và dân dụng; Trang bị Điện thiết bị y tế, Công nghệ AI và ứng dụng.
  • 02 Học phần Khối kiến thức Thực tập và Tốt nghiệp: Thực tập Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện và Công nghệ thông minh; Đồ án Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông minh.

2. Giảng viên

TT Họ và tên Chức vụ Email
1 TS. Lê Thị Thu Hà GVC, Trưởng bộ môn hahien1977@gmail.com 
2 ThS. Trần Thị Thanh Hải GVC, Phó trưởng bộ môn tranthanhhaiktd@tnut.edu.vn  
3 TS. Đặng Ngọc Trung GVC, Phó trưởng Khoa trungcsktd@gmail.com   
4 PGS.TS Lại Khắc Lãi GVCC laikhaclai@tnut.edu.vn  
5 TS. Lê Huyền Linh GVC, Trợ lý truyền thông huyenlinhktd@tnut.edu.vn  
6 ThS. Nguyễn Văn Huỳnh GVC huynh2208@gmail.com 
7 ThS. Trần Thị Thanh Thảo GVC  thaocsktd.469@gmail.com 
8 ThS. Dương Quỳnh Nga GVC binhminh11@gmail.com 
9 KS. Dương Đức Trỉnh Trợ giảng  Duongductrinh@tnut.edu.vn 

Việc giảng dạy trên lớp cũng như hướng dẫn Thí nghiệm, Thực hành đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao luôn là mục tiêu hàng đầu được đặt ra của Bộ môn. Để đạt được điều này cần sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng của tất cả các Thầy cô. Bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, học tập các chuyên đề để nâng cấp chuyên môn, cũng như cập nhật các kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, nhằm đáp ứng theo định hướng của Khoa Điện và Nhà trường, là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có uy tín ở trong nước và quốc tế.

Giờ học tự bồi dưỡng chuyên đề bổ sung kiến thức cho các thầy cô trong bộ môn

Giờ học trên lớp môn Trang bị điện nhà thông minh với thiết bị thực

Ngoài giảng dạy trên lớp trực tiếp theo thời khóa biểu của đào tạo, nhiều Thầy Cô trong Bộ môn còn nhiệt tình, tận tâm mượn hội trường và giảng đường để Hướng dẫn phụ đạo miễn phí cho các SV các lớp học phần và các lớp chuyên ngành, nhằm giải đáp thêm các vướng mắc mà thời lượng trên lớp chưa cho phép, giúp SV nhận thức được nội dung bài học kỹ càng, sâu rộng cũng như thấy được sự tâm huyết luôn cống hiến hết lòng vì học trò, vì các em SV thân yêu.

Giờ học phụ đạo miễn phí lập trình PLC bổ sung kiến thức cho các sinh viên chuyên ngành
 
3. Cơ sở vật chất

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện và Công nghệ thông minh được thí nghiệm, thực hành trên các hệ thống thiết bị thực hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn như: phòng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và giải pháp smarthome - IOT; PLC và ứng dụng; phòng thí nghiệm cơ sở lý thuyết mạch điện; hệ thống thực hành Trang bị điện và điều khiển thiết bị điện lạnh…

Phòng thí nghiệm 503TN

Phòng thí nghiệm 503A16

*) Modul thí nghiệm Cơ sở Lý thuyết mạch điện

Làm quen với một số thiết bị điện đơn giản, biết cách sử dụng Volmet, Ampemet, máy biến áp tự ngẫu, máy tạo hàm, máy hiện sóng.... Biết cách ghép nối chúng trong mạch điện.

Nắm vững phản ứng của nhánh có các phần tử RLC đối với kích thích hình sin, bằng thí nghiệm nghiệm lại các thông số của mạch; Nghiệm lại luật Kirchhoff 2 và 1 trong mạch điện; Biết cách xác định các cực cùng tính của hai cuộn dây có hỗ cảm và hệ số hỗ cảm của các cuộn dây bằng thực nghiệm; Nghiệm lại các quan hệ giữa các trạng thái của hai phần tử điện cảm ghép nối tiếp; Nghiệm lại định lý Têvênin của mạng 2 cực tuyến tính có nguồn; Biết cách lắp ghép các phần tử thành mạch 3 pha đối xứng và không đối xứng; Chứng minh các đặc điểm mạch 3 pha đối xứng; So sánh các đặc điểm mạch 3 pha đối xứng và 3 pha không đối xứng; Đo công suất trong mạch 3 pha bằng phương pháp 3 và 2 oát mét; Nắm vững quá trình quá độ trong mạch RLC với nguồn kích thích không đổi và các nguồn kích thích khác; Quan sát quá trình quá độ của mạch R-C, R-L trên máy hiện sóng.

Thiết bị thí nghiệm

 *) Modul thực hành PLC và ứng dụng

- Sinh viên biết cách thao tác cấu hình các loại PLC Mitsubishi dòng Q và dòng FX trên phần mềm GX Work2.
- Sinh viên có khả năng nắm được các ngõ vào/ra số trên PLC Mitsubishi dòng Q, dòng FX và thực hành lập trình một số tập lệnh với tín hiệu vào /ra số.
- Sinh viên biết cách thao tác cấu hình các ngõ vào ra tương tự trên PLC Mitsubishi dòng Q.
- Sinh viên có khả năng nắm được các ngõ vào/ra tương tự trên PLC Mitsubishi dòng Q và thực hành lập trình một số tập lệnh với tín hiệu vào/ra tương tự.
- Sinh viên nắm bắt được công nghệ truyền thông CC Link (thao tác trên PLC Mitsubishi dòng Q).
- Sinh viên nắm bắt được kỹ thuật điều khiển động cơ AC servo thông qua PLC Mitsubishi dòng Q.
- Sinh viên có khả năng vận hành động cơ bước với các chế độ: chạy Homing, chạy Jog Servo, chạy Position Servo.
Modul thực hành PLC và ứng dụng

*) Modul thực hành Trang bị điện và điều khiển thiết bị điện lạnh

- Nắm được cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong tủ lạnh.
- Quan sát các bộ phận thực của tủ lạnh và trên mô hình giàn trải.
- Nắm được nguyên lý làm lạnh của hệ thống lạnh nói chung và tủ lạnh nói riêng.- Nắm được nguyên lý làm việc của mạch điện trong tủ lạnh.
- Đấu nối được sơ đồ điện cho tủ lạnh.
- Vận hành tủ lạnh.
- Giúp sinh phán đoán được các lỗi thường gặp về hệ thống điện của tủ lạnh.
- Sử dụng đồng hồ đo để xác định vị trí đứt dây.
- Khắc phục, sửa chữa hệ thống điện.
 

Modul thực hành Trang bị điện và điều khiển thiết bị điện lạnh
*) Modul thực hành Công nghệ thông minh
- Giúp sinh viên biết cách thao tác cấu hình gia nhập các thiết bị của Lumi Smart Home trên App Lumi Life.
- Sinh viên có khả năng thiết lập các Rule, ngữ cảnh tương ứng với mỗi bài toán trên cơ sở các thiết bị có sẵn của hãng Lumi Smart Home.
- Giúp sinh viên biết cách thiết kế một mô hình điều khiển thiết bị điện gia dụng thông minh cơ bản thông qua các linh kiện điện tử sẵn có trên thị trường.
- Sinh viên có tư duy xây dựng các cấu trúc điều khiển thiết bị điện trong ngôi nhà thông minh.
- Sinh viên có khả năng phân tích thuật toán điều khiển và đề xuất giải pháp cho phù hợp với từng bài toán điều khiển trong nhà thông minh.
Modul thực hành Công nghệ thông minh
 4. Những thành tích đã đạt được

Trong các năm gần đây, thầy và trò của bộ môn kỹ thuật điện đã gặt hái được rất nhiều thành công và những thành quả rất đáng tự hào:

- Giải nhất Robocon cấp trường 2020, Giải ba Robocon cấp trường mở rộng 2020
 

- Giải nhất Festival tiếng anh Khoa Điên 2019, Giải ba Festival tiếng anh cấp trường 2019 

 - Giải nhất Cuộc thi Sáng tạo SV Khoa Điện lần thứ IV năm 2019; Giải nhì Cuộc thi Sáng tạo SV Khoa Điện lần thứ V năm 2020; 1 Giải nhất Cuộc thi Sáng tạo SV Khoa Điện lần thứ VI năm 2021; 1 Giải ba Cuộc thi Sáng tạo SV Khoa Điện lần thứ VI năm 2021

Ngoài các cuộc thi do đoàn hội, Khoa Điện và nhà trường tổ chức, hằng năm các thầy cô trong Bộ môn Kỹ thuật điện thường xuyên hướng dẫn các Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, luôn hoàn thành và vượt định mức khối lượng giảng dạy, khối lượng nghiên cứu khoa học cũng như khối lượng tự bồi dưỡng kiến thức.
- Biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên khảo được các nhà xuất bản uy tín trong nước ấn hành.
- Có nhiều bài báo được công bố khoa học trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế hàng năm.
5. Các hướng nghiên cứu
 - Hệ thống thông minh trong tòa nhà, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống tự động quy mô nhỏ và vừa.
- Hệ thống điều khiển điện, điện lạnh trong các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản sản; sản xuất chế biến sữa, rượu, bia, nước giải khát; bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học.
- Hệ thống điều hòa không khí, thông gió, điều khiển ánh sáng trong các công xưởng, nhà máy.
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tưới tiêu tự động trong các nông trại, trang trại.
- Hệ thống điều khiển sấy trong sản xuất giấy, sợi, bảo quản và chế biến nông sản sử dụng điện, năng lượng hóa thạch hoặc năng lượng tái tạo.
- Hệ thống điều khiển, điện, điện tử trong khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, địa nhiệt, …)
- Tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng, an ninh, báo cháy, an toàn trong các tòa nhà cao tầng, các trụ sở, kho, bãi, …
6. Định hướng phát triển
 - Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần khẳng định thương hiệu sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp với xã hội.

- Các chương trình đào tạo do Bộ môn phụ trách được thiết kế triển khai theo định hướng CDIO, ttrong đó chú trọng đến nhu cầu của xã hội, chuẩn đầu ra của người học, đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, quốc tế. Đề cương chi tiết các học phần được chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế; Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ thiết thực hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, tham gia các cuộc thi sáng tạo SV do Khoa và nhà trường tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ngay từ trong trường.

- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; xây dựng, triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

Địa chỉ liên hệ

Bộ môn Kỹ thuật điện: P205-TN, Đại học KTCN, Số 666 Đường 3-2, P.Tích Lương, TP Thái Nguyên

 

Trưởng bộ môn:

+ TS. Lê Thị Thu Hà: 0977008928

+ Email: hahien1977@gmail.com