Bộ môn Thiết bị điện

 

1. Giới thiệu chung

Thiết bị điện – điện tử đã được ra đời từ lâu, là ngành học có xu thế rộng và là một trong những ngành học có số lượng sinh viên tham gia ngày càng tăng trong lĩnh vực Điện, theo xu hướng phát triển chung của thế giới và của Việt Nam. Tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, năm 2009 chuyên ngành Thiết điện bắt đầu Chương trình đào tạo với khóa đầu là K46TBD cho đến nay. Chuyên ngành Thiết bị điện được đào tạo cùng các chuyên ngành khác thuộc ngành Kỹ thuật điện như: Hệ thống điện, Điện công nghiệp & dân dụng, Kỹ thuật điện và công nghệ thông minh

Đảm nhiệm thực hiện chương trình chuyên ngành Thiết bị điện là Bộ môn Thiết bị điện với nòng cốt tiền thân là các thầy cô thuộc Bộ môn Máy điện. Hiện nay, đội ngũ giảng viên gồm 01 PGS-TS, 02 TS, 04 ThS, 1 NCS. Cùng với những tâm huyết và sự phấn đấu, cố gắng không quản mệt mỏi của thầy và trò đến nay chuyên ngành đã thực sự có những bước đi khẳng định tên tuổi, thương hiệu.

 

Bộ môn Thiết bị điện  hiện đang phụ trách 20 Mã học phần:

        - 01 Học phần Khối kiến thức giáo dục đại cương: Toán chuyên ngành điện;

        - 04 Học phần Khối kiến thức Cơ sở ngành: Máy điện 1, Máy điện 2, Vật liệu điện, Khí cụ điện dạy chung cho toàn bộ khối ngành Điện gồm: Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp, Chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển, Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điền khiển và Tự động hóa, Chuyên ngành Hệ thống điện, Chuyên ngành Thiết bị điện – điện tử, Chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng, Chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông minh;

        - 10 Học phần Khối kiến thức Chuyên ngành Thiết bị điện: 06 Học phần: Thiết kế máy điện; Bảo dưỡng, thử nghiệm TB trong HTĐ;Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện; Thiết bị điện nhiệt; Sản xuất thiết bị điện; Máy điện trong TB tự động và điều khiển; 02 Học phần Đồ án Môn học: Đồ án máy điện, Đồ án tự động hóa và điều khiển Thiết bị điện; 02 Học phần thực hành về: Thực hành cơ sở ngành TBĐ; Thực hành chuyên ngành TBĐ. 

         - 02 Học phần Khối kiến thức Tự chọn ngành, Kỹ thuật: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí, Thiết kế hệ thống cơ điện sử dụng phần mềm Revit- Mep.

         - 02 Học phần Khối kiến thức Thực tập và Tốt nghiệp: Thực tập Tốt nghiệp chuyên ngành Thiết bị điện- điện tử và Đồ án Tốt nghiệp chuyên ngành Thiết bị Điện – điện tử.

2. Giảng viên với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy

TT Họ và tên Chức vụ Email
1 PGS.TS Vũ Ngọc Kiên GVCC, Trưởng bộ môn, Viện trưởng viện CNC về KTCN kienvn@tnut.edu.vn  
2 ThS. Nguyễn Quốc Hiệu GVC, Phó trưởng bộ môn nguyenquochieu-tbd@tnut.edu.vn  
3 TS. Cao Xuân Tuyển GVC tuyenkdmd@tnut.edu.vn
4 TS. Nguyễn Tiến Dũng GVC, Trưởng phòng QLNC&TTTV dungnguyentien@tnut.edu.vn
5 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Dung GVC, Phó chủ tịch công đoàn khoa ngocdungtbd@tnut.edu.vn
6 ThS. Trần Thị Thanh Nga GV thanhngatbd@gmail.com
7 ThS. Vũ Xuân Tùng GV vutung.tbd@tnut.edu.vn
8 ThS. Nguyễn Thị Thu Hường GV thuhuong@tnut.edu.vn
9 KS. Triệu Thị Ánh Chinh Trợ giảng  trieuthianhchinh@tnut.edu.vn 

Việc giảng dạy trên lớp cũng như hướng dẫn Thí nghiệm, Thực hành đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao luôn là mục tiêu hàng đầu được đặt ra của Bộ môn. Để đạt được điều này cần sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng của tất cả các Thầy cô. Bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, học tập các chuyên đề để nâng cấp chuyên môn, cũng như cập nhật các kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, nhằm đáp ứng theo định hướng của Khoa Điện và Nhà trường, là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có uy tín ở trong nước và quốc tế.

Ngoài giảng dạy trên lớp trực tiếp theo thời khóa biểu của đào tạo, nhiều Thầy Cô trong Bộ môn còn nhiệt tình, tận tâm mượn hội trường và giảng đường để Hướng dẫn phụ đạo miễn phí cho các SV các lớp học phần và các lớp chuyên ngành, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc mọi lúc mọi nơi các vướng mắc mà thời lượng trên lớp chưa cho phép. Hơn nữa, các thầy cô còn đưa các em đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy xí nghiệp giúp SV nhận thức được nội dung bài học kỹ càng, sâu rộng cũng như thấy được sự tâm huyết luôn cống hiến hết lòng vì học trò, vì các em SV thân yêu.

3. Cơ sở vật chất

Sinh viên chuyên ngành Thiết bị điện được thí nghiệm, thực hành trên các hệ thống thiết bị thực đáp ứng việc hiểu sâu sắc các bài học và nắm được các yêu cầu của thực tiễn.

3.1. Modul thí nghiệm Máy điện

- Làm quen với một số thiết bị điện đơn giản, biết cách sử dụng Volmet, Ampemet, máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp 1 pha, máy biến áp 3 pha, động cơ không đồng bộ ro to lồng sóc, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ. Biết cách ghép nối chúng trong mạch điện và các dụng cụ đo.
- Kiểm tra các tham số kỹ thuật của máy biến áp, lấy được các thông số để xây dụng các đặc tính không tải và ngắn mạch từ đó xác định được các tham số của máy biến áp một pha.

- Tìm hiểu và kiểm nghiệm điều kiện ghép song song hai máy biến áp một pha.

- Thấy được sự thay đổi của điện áp khi có sự thay đổi của tải theo từng loại tải.

- Biết cách xác định cực tính của các cuộn dây bằng thực nghiệm.

- Biết cách kiểm nghiệm, xác định các tổ nối dây của máy biến 3 pha.

- Biết cách lắp ráp mạch điện dơn giản và các dụng cụ đo, kiểm tra các tham số kỹ thuật cơ bản của động cơ không đồng bộ được gắn trên mác của động cơ. Đo được điện trở dây quấn các pha động cơ.

- Kiểm nghiệm tác dụng của việc khởi động động cơ qua biến áp tự ngẫu.

- Xác định các thông số không tải, thông số ngắn mạch từ đó xây dựng đặc tính không tải, ngắn mạch.
- Nghiệm lại quan hệ của dòng mở máy trực tiếp, và trường hợp giảm áp của động cơ không đồng bộ ro to lồng sóc.

3.2. Modul thực hành Khí cụ điện

1.Giới thiệu cho sinh viên nắm vững những phần lý thuyết đã học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại rơ le : rơle dòng điện kiểu cảm ứng, rơ le điện áp cực tiểu kiểu điện từ, rơle nhiệt , rơ le dòng điện số, rơ le điện áp cực tiểu kiểu bán dẫn, rơle nhiệt.

2.Giúp sinh viên biết được giá trị khởi động, giá trị tác động của rơle dòng điện kiểu cảm ứng, rơle điện áp cực tiểu, rơ le số; giá trị điện áp tác động, điện áp trở về của rơle điện áp cực tiểu; giá trị tác động, giá trị trở về của rơle dòng điện cảm ứng với mỗi giá trị dòng đặt;

3.Qua thí nghiệm sinh viên sẽ biết cách xây dựng đặc tính bảo vệ của rơle dòng điện kiểu cảm ứng, chỉnh định giá trị điện áp tác động của các loại rơle; chỉnh định giá trị điện áp tác động, thời gian trễ khi tác động của rơ le điện áp; xác định thời gian tác động của rơle nhiệt.

4.Biết cách lắp ráp mạch điện đơn giản gồm một vài thiết bị và dụng cụ đo. Kiểm tra, chỉnh định các tham số kỹ thuật rơle thí nghiệm.

4. Những thành tích đã đạt được

Trong các năm gần đây, thầy và trò của Bộ môn Thiết điện đã gặt hái được rất nhiều thành công và những thành quả rất đáng tự hào:

Giải nhì Cano Chie-Tech 2019

Giải nhì cuộc thi robocon cấp trường năm 2020
Giải ba cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp năm 2020

Ngoài các cuộc thi do đoàn hội, Khoa Điện và Nhà Trường tổ chức, hằng năm các Thầy Cô trong Bộ môn Thiết bị điện thường xuyên Hướng dẫn các Đề tài nghiên cứu Khoa học Sinh viên, luôn hoàn thành và vượt định mức Khối lượng giảng dạy, Khối lượng Nghiên cứu Khoa học cũng như Khối lượng Tự bồi dưỡng Kiến thức.

- Biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên khảo được các Nhà xuất bản uy tín trong nước ấn hành.

- Có nhiều bài báo được công bố khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế hàng năm.

5. Các hướng nghiên cứu

- Xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì nhà máy điện, các dây chuyền công nghiệp.

- Thiết kế, các thiết bị điện chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong công nghiệp.

- Kiểm định chất lượng thiết bị điều khiển và chỉnh định các thiết bị.

- Hệ thống điều khiển điện, điện lạnh trong các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản sản; sản xuất chế biến sữa, rượu, bia, nước giải khát; bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học.

- Hệ thống điều hòa không khí, thông gió, điều khiển ánh sáng trong các công xưởng, nhà máy.

- Hệ thống điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tưới tiêu tự động trong các nông trại, trang trại.

- Hệ thống điều khiển sấy trong sản xuất giấy, sợi, bảo quản và chế biến nông sản sử dụng điện, năng lượng hóa thạch hoặc năng lượng tái tạo.

- Hệ thống điều khiển điện, điện tử trong khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, địa nhiệt, …)

- Tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng, an ninh, báo cháy, an toàn trong các tòa nhà cao tầng, các trụ sở, kho, bãi, …

5. Định hướng phát triển

- Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần khẳng định thương hiệu sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp với xã hội.

- Các chương trình đào tạo do Bộ môn phụ trách được thiết kế triển khai theo định hướng CDIO, ttrong đó chú trọng đến nhu cầu của xã hội, chuẩn đầu ra của người học, đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, quốc tế. Đề cương chi tiết các học phần được chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế; Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ thiết thực hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, tham gia các cuộc thi sáng tạo SV do Khoa và nhà trường tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ngay từ trong trường.
- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; xây dựng, triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

Địa chỉ liên hệ

Bộ môn Thiết bị điện: P305-TN, Đại học KTCN, Số 666 Đường 3-2, P.Tích Lương, TP Thái Nguyên

 

Trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Ngọc Kiên
Điện thoại: 0965.869.293