1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Tên tiếng Anh: Control engineering and automation
Mã ngành: 7520216
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển
Trình độ đào tạo: Đại học Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4,5 năm Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
Phương thức tuyển sinh tuyển sinh: Tuyển sinh thông qua kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển theo quy định của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Điều kiện tốt nghiệp: Hoàn thành chương trình theo Quy chế đào tạo
Tên văn bằng: Kỹ sư kỹ thuật ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, nhằm trang bị cho người học nắm vững các kiến thức chuyên môn toàn diện, các nguyên lý quy luật tự nhiên - xã hội đáp ứng được yêu cầu của công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Có các kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, khả năng học tập suốt đời, trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi, ý thức phục vụ cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Có khả năng phát triển và áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa có:
MT1: Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
MT2: Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
MT3: Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
MT4: Năng lực tham gia lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa (KTĐK & TĐH)
3. CHUẨN ĐẦU RA
Ký hiệu |
Chuẩn đầu ra |
1 |
Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực của ngành KTĐK&TĐH, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức để tham gia thiết kế, đánh giá các giải pháp, hệ thống/quá trình/sản phẩm KTĐK&TĐH. |
1.1 |
Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, công nghệ thông tin để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của ngành kỹ thuật. |
1.2 |
Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển, đo lường, tự động hóa để hiểu các vấn đề, các sản phẩm, thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của ngành KTĐK & TĐH. |
1.3 |
Khả năng tổng hợp được các kiến thức chuyên sâu để tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp, dây chuyền sản xuất và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực KTĐK & TĐH. |
2 |
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp |
2.1 |
Xây dựng, giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực điều khiển và tự động hóa nhờ áp dụng nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của toán, lý, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. |
2.2 |
Xác lập, thử nghiệm và kiểm tra các giả thuyết liên quan đến lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Đánh giá những cải tiến có thể đạt được trong quá trình khám phá tri thức. |
2.3 |
Phân tích, tư duy tầm hệ thống, xác định được các hoạt động, các đặc tính vận hành của một hệ thống điều khiển tự động. |
2.4 |
Có kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tư duy sáng tạo, không ngừng rèn luyện năng lực chuyên môn và khả năng học tập suốt đời |
2.5 |
Có kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có khả năng tự học và làm việc độc lập, có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành điều khiển và tự động hóa. |
3 |
Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế |
3.1 |
Kỹ năng làm việc theo nhóm, trong môi trường làm việc đa ngành |
3.2 |
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng văn bản, thuyết trình và thảo luận, sử dụng phương tiện điện tử, truyền thông |
3.3 |
Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, có thể đọc hiểu và vận dụng các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. |
4 |
Năng lực tham gia thiết kế, xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực KTĐK&TĐH trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thực tế |
4.1 |
Nhận thức được sự tác động giữa kỹ thuật với môi trường và xã hội. |
4.2 |
Vận dụng các kiến thức và kỹ năng để khởi nghiệp và kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí, điện tử - tự động hóa |
4.3 |
Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án |
4.4 |
Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình, sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa |
4.5 |
Năng lực tham gia thực thi, chế tạo và triển khai hệ thống, sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa |
4.6 |
Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống, quá trình, sản phẩm có liên quan đến các ngành kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa |
4. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa có thể:
- Thiết kế, lắp đặt, vận hành các hệ thống Điều khiển tự động trong các xí nghiệp công nghiệp; công trường xây dựng và khai thác; công ty sản xuất chế biến (đường, sữa, thực phẩm, giấy, ximăng, hóa dầu, luyện gang, cán thép v.v) và các công ty lắp ráp (xe máy, ôtô, các thiết bị điện tử v.v), các công ty truyền tải và phân phối điện năng; trong các công ty nghiên cứu và phát triển về điều khiển và tự động hóa; các công ty quản lý tự động tòa nhà.
- Nghiên cứu và giảng dạy trong các viện nghiên cứu, trong các cơ sở đào tạo (cao đẳng và đại học), dạy nghề.
- Quản lý nhà nước trong các sở Công nghiệp, sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh có liên quan đến lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
- Quản lý, thiết kế, vận hành trong các công ty liên doanh nước ngoài, các cơ sở có dây chuyền sản xuất hiện đại, có hệ thống điều khiển và tự động hoá ở mức độ cao.
- Nghiên cứu tại các trung tâm, các cơ quan của các Bộ, ngành.
5. HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp có thể được tiếp tục đào tạo ở các bậc đào tạo cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo kỹ thuật trong và ngoài nước.
6. MÔ TẢ VỀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Số |
Mã HP |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số tiết |
Đơn vị thực hiện |
|
Lý thuyết |
TH/ TN |
|||||
I. |
Khối kiến thức giáo dục đại cương (47TC) |
|||||
I.1 |
Học phần bắt buộc |
|
|
|
|
|
1 |
BAS123 |
Triết học Mác-Lênin |
3 |
|
|
|
2 |
BAS215 |
Kinh tế chính trị Mác-Lênin |
2 |
|
|
|
3 |
BAS305 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
|
|
|
4 |
BAS217 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
2 |
|
|
|
5 |
BAS110 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
|
|
|
6 |
BAS0108 |
Đại số tuyến tính |
2 |
|
|
|
7 |
BAS109 |
Giải tích 1 |
4 |
|
|
|
8 |
BAS0205 |
Giải tích 2 |
3 |
|
|
|
9 |
BAS111 |
Vật lý 1 |
3 |
|
4TN |
|
10 |
BAS112 |
Vật lý 2 |
3 |
|
4TN |
|
11 |
ENG112 |
Tiếng Anh 1 |
3 |
|
|
|
12 |
ENG113 |
Tiếng Anh 2 |
3 |
|
|
|
13 |
ENG217 |
Tiếng Anh 3 |
3 |
|
|
|
14 |
TEE0211 |
Tin học trong kỹ thuật |
3 |
|
8TH |
|
15 |
FIM207 |
Pháp luật đại cương |
2 |
|
|
|
16 |
BAS218 |
Toán chuyên ngành điện |
2 |
|
|
|
17 |
ELE0215 |
Nhập môn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa |
1 |
|
|
|
18 |
BAS0109 |
Giáo dục thể chất bắt buộc |
|
|
|
|
19 |
|
Giáo dục quốc phòng |
|
|
|
|
20 |
|
Giáo dục thể chất tự chọn |
|
|
|
|
|
BAS0110 |
GDTC tự chọn cơ bản |
|
|
|
|
|
BAS0113 |
GDTC tự chọn nâng cao |
|
|
|
|
I.2 |
Học phần tự chọn (Trải nghiệm, KT-VH-XH- MT) |
4 |
|
|
|
|
1 |
TNUT123 |
Thực tập trải nghiệm |
4 |
|
60 |
|
2 |
FIM0105 |
Môi trường công nghiệp và phát triển bền vững |
2 |
|
|
|
3 |
PED101 |
Logic |
2 |
|
|
|
4 |
PED0105 |
Giao tiếp kỹ thuật |
2 |
|
|
|
5 |
PED0106 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
|
|
|
6 |
FIM401 |
Marketing |
2 |
|
|
|
Tổng I |
47 |
|
|
|
||
II. |
Khối kiến thức cơ sở nhóm ngành/ ngành và liên ngành (61 TC) |
|||||
II.1 |
Kiến thức liên ngành (14TC) |
|||||
Học phần bắt buộc (12TC) |
||||||
1 |
MEC0106 |
Hình họa và vẽ kỹ thuật |
3 |
|
|
|
2 |
BAS203 |
Kỹ thuật Thủy khí |
2 |
|
|
|
3 |
BAS204 |
Kỹ thuật nhiệt |
2 |
|
5TN |
|
4 |
FIM501 |
Quản trị doanh nghiệp công nghiệp |
2 |
|
|
|
5 |
WSH0323 |
Thực tập cơ sở |
3 |
|
45TT |
|
Học phần tự chọn (2TC) |
||||||
1 |
AUE0225 |
Cơ kỹ thuật |
2 |
|
|
|
2 |
MEC0302 |
Cơ ứng dụng |
2 |
|
|
|
3 |
MEC0347 |
Kỹ thuật cơ khí đại cương |
2 |
|
|
|
II.2 |
Kiến thức cơ sở nhóm ngành (21TC) |
|||||
|
Học phần bắt buộc (18TC) |
|||||
1 |
TEE303 |
Kỹ thuật điện tử tương tự |
3 |
|
6TH |
|
2 |
TEE311 |
Kỹ thuật điện tử số |
3 |
|
6TH |
|
3 |
TEE408 |
Vi xử lý – vi điều khiển |
3 |
|
8TH |
|
4 |
TEE0327 |
Kỹ thuật đo lường điện |
3 |
|
7,5TH |
|
5 |
ELE305 |
Lý thuyết điều khiển tự động |
3 |
|
|
|
6 |
WSH0437 |
Thực tập chuyên môn khối ngành điện - điện tử |
3 |
|
45TT |
|
Học phần tự chọn (3TC) |
||||||
1 |
ELE201 |
Cơ sở lý thuyết mạch điện 1 |
3 |
|
2TN |
|
2 |
ELE0213 |
Cơ sở lý thuyết mạch và tín hiệu |
3 |
|
|
|
II.3 |
Kiến thức cơ sở ngành (26TC) |
|||||
|
Học phần bắt buộc (25TC) |
|||||
1 |
TEE328 |
Truyền thông công nghiệp và SCADA |
2 |
|
|
|
2 |
ELE302 |
Cơ sở lý thuyết mạch điện 2 |
3 |
|
2TN |
|
3 |
ELE309 |
Vật liệu điện |
2 |
|
|
|
4 |
ELE310 |
Khí cụ điện |
2 |
|
6TH |
|
5 |
ELE0207 |
Máy điện 1 |
3 |
|
2TN |
|
6 |
ELE0331 |
Máy điện 2 |
2 |
|
2TN |
|
7 |
ELE402 |
Điện tử công suất |
3 |
|
1TN |
|
8 |
ELE401 |
Cơ sở truyền động điện |
3 |
|
2TN |
|
9 |
ELE0335 |
Thực hành điện tử công suất |
2 |
|
30TH |
|
10 |
ELE0414 |
Hệ thống cung cấp điện |
3 |
|
2TH |
|
11 |
Học phần tự chọn (1TC) |
|||||
11.1 |
ELE524 |
Đồ án hệ thống cung cấp điện |
1 |
|
|
|
11.2 |
ELE411 |
Đồ án điện tử công suất |
1 |
|
5TH |
|
Tổng II |
62 |
|
|
|
||
III |
Khối kiến thức chuyên ngành (35TC) |
|||||
III.A |
Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển |
|||||
III.A.1 |
Học phần bắt buộc (29TC) |
|||||
1 |
TEE0531 |
Hệ thống điều khiển lập trình |
4 |
|
5TH |
|
2 |
TEE437 |
Hệ thống điều khiển số |
4 |
|
5TH |
|
3 |
TEE533 |
Điều khiển các quá trình công nghệ |
4 |
|
5TH |
|
4 |
TEE0592 |
Kỹ thuật điều khiển robot |
3 |
|
5TH |
|
5 |
TEE0588 |
Đồ án hệ thống điều khiển lập trình |
2 |
|
30TH |
|
6 |
TEE0450 |
Đồ án điều khiển các quá trình công nghệ |
2 |
|
30TH |
|
7 |
TEE0448 |
Thiết kế và chỉnh định PID |
4 |
|
5TH |
|
8 |
TEE436 |
Nhận dạng và quan sát trạng thái hệ thống |
3 |
|
5TH |
|
9 |
TEE0453 |
Điều khiển tối ưu và thích nghi hệ tuyến tính |
3 |
|
5TH |
|
III.A.2 |
Học phần tự chọn (6TC) |
|||||
1 |
TEE0532 |
Hệ thống điều khiển phân tán |
3 |
|
5TH |
|
2 |
TEE0568 |
Điều khiển chuyển động |
3 |
|
5TH |
|
3 |
TEE0454 |
Hệ thống điều khiển nhúng |
3 |
|
5TH |
|
4 |
TEE0549 |
Công nghệ điều khiển và tự động hóa trong xe điện |
3 |
|
5TH |
|
5 |
TEE0550 |
Điều khiển hệ thống dựa trên AI và dữ liệu |
3 |
|
5TH |
|
9 |
TEE0551 |
Điều khiển các hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo |
3 |
|
5TH |
|
IV. |
Thực tập và Đồ án/Khóa luận Tốt nghiệp (12TC) |
|||||
Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển |
||||||
1 |
TEE595 |
Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển |
5 |
|
75TT |
|
2 |
TEE596 |
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển |
7 |
|
|
|
|
TỔNG CỘNG I, II, III, IV |
155 |
|
|
|
|
Tổng số tín chỉ toàn CTĐT: 155 TC Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển: Bắt buộc: 139 TC, Tự chọn: 16 TC Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp: Bắt buộc: 140 TC, Tự chọn: 15TC |