Thiết bị điện-điện tử (Ngành KỸ THUẬT ĐIỆN)

          Mã ngành: 7520201
          Mã tuyển sinh: KTD
          Phương thức xét tuyển:
         
          - Theo học bạ THPT

                    - Theo điểm thi THPT 2024
          Chỉ tiêu: 40

 SỨ MỆNH CỦA CHUYÊN NGÀNH THIẾT BỊ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Thiết bị điện – điện tử có năng lực  lập dự án, phân tích, tính toán, thiết kế các thiết bị điện- điện tử; Lắp đặt, lập trình điều khiển, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện - điện tử, thiết bị chiếu sáng trong các công trình điện dân dụng và công nghiệp, trong hệ thống điện theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; Tự động điều khiển thiết bị điện – điện tử theo yêu cầu công nghệ.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Chương trình được thiết kế đáp ứng khung chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, trong đó các môn học gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và tập trung vào nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và năng lực thực hành, năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Thời gian đào tạo chuẩn là 4,5 năm với 157 Tín chỉ. Người học có thể hoàn thành trong thời gian từ 3,5 năm đến 6 năm tùy theo khả năng của người học.

CHUYÊN NGÀNH THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành thiết bị điện -điện tử là một chuyên ngành rất quan trọng của lĩnh vực Kỹ thuật. Có thể thấy các thiết bị điện hiện diện trong mọi gia đình, cơ quan, đơn vị sản xuất, trong các nhà mày xí nghiệp công nghiệp như động cơ điện, máy phát điện, máy biến áp, khí cụ điện …..

 Hiện nay, ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử đang có tốc độ phát triển nhanh và ổn định do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước. Các sản phẩm thiết bị điện hiện nay liên tục ra mẫu mới và thay đổi một cách nhanh chóng. Các nhà máy điện, dây chuyền công nghiệp liên tục được xây dựng. Các công ty kinh doanh các thiết bị điện cũng có tốc độ phát triển nhanh và ổn định.Số lượng, chủng loại các thiết bị điện ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng các thiết bị điện cũng tăng lên nhanh chóng.

Một vấn đề được đặt ra là:

+ Hoạt động, chức năng của các thiết bị điện như thế nào?

+ Công nghệ chế tạo được các thiết bị điện ?

+Tính toán, lựa chọn thiết bị điện đáp ứng các bài toán thực tế ?

 +Vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điệ được thực hiện như thế nào ?

+ Cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các thiết bị điện ?

+ Sinh viên học chuyên ngành Thiết bị điện – điện tử ra trường sẽ làm được những gì ?

Các câu hỏi muốn tìm hiểu ấy sẽ được trả lời khi các em được học trong chuyên ngành Thiết bị điện- điện tử

Khi vào học tập tại TNUT, sinh viên được học 3 học kỳ chính trong năm học, ngoài ra có 1 học kỳ hè dành cho những bạn có nhu cầu, mong muốn học cải thiện. Vào học Chuyên ngành Thiết bị điện- điện tử sinh viên được trang bị các kiến thức từ đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành tuần tự theo các học kỳ. Cấu trúc các khối kiến thức:

     + Khối kiến thức giáo dục đại cương              48 tín chỉ, chiếm 30,57%

     + Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp       109 tín chỉ, chiếm 69,43%

Trong đó:

     + Khối kiến thức cơ sở ngành                        64 tín chỉ, chiếm 58,71%

     + Khối kiến thức chuyên ngành                     33 tín chỉ, chiếm 30,28%

     + Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp         12 tín chỉ, chiếm 11,01 %

Trong đó có các môn học chuyên ngành liên quan sản xuất và sử dụng vận hành thiết bị điện:

     + Thiết kế - Chế tạo máy điện.

     + Công nghệ sản xuất thiết bị điện

     + Thiết bị gia nhiệt bằng điện

     + Điện dân dụng

     + Máy điện trong TB tự động và điều khiển.

     + Tự động hóa điều khiển Thiết bị điện.

     + PLC và ứng dụng

     + Bảo dưỡng, thử nghiệm TB trong HTĐ

     + Thiết kế hệ thống điều hòa không khí.

     + Thiết kế hệ thống cơ điện sử dụng phần mềm Revit- Mep.

Sau khi học xong sinh viên có khả năng:

     - Sản xuất (tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt) thiết bị điện – điện tử

     - Kiểm định, đánh giá, hiệu chỉnh chất lượng thiết bị điện – điện tử

     - Tư vấn và thiết kế hệ thống sử dụng thiết bị điện – điện tử

     - Điều khiển, giám sát, vận hành thiết bị điện – điện tử

     - Bảo trì, sửa chữa, thay thế thiết bị điện trong hệ thống điện, nhà máy

     - Cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện – điện tử

     - Phát triển thị trường thiết bị điện thông minh

     - Giảng dạy các môn học của chuyên ngành thiết bị điện

     - Quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ sở thiết kế và sản xuất thiết bị điện

     - Làm việc trong các cơ sở kinh doanh thiết bị điện

     - Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu

     - Hành nghề cá nhân

NHU CẦU LAO ĐỘNG

Thiết bị điện – điện tử hiện diện ở mọi gia đình, cơ quan, nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, công ty, xí nghiệp công nghiệp. Sản xuất, lắp đặt, kinh doanh thiết bị điện – điện tử đang có tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Các sản phẩm là các thiết bị điện liên tục được cải tiến về chất lượng và mẫu mã. Do đó nhu cầu nhân lực thiết kế, chế tạo, tư vấn, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện- điện tử trong lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng là rất lớn. Các nhà máy sản xuất thiết bị điện – điện tử: Công ty CP Thiết bị điện, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, hay các trung tâm kiểm định chất lượng thiết bị điện – điện tử như Trung tâm kiểm định VINACONTROL… đang cần tuyển đội ngũ kỹ sư lành nghề rất cao.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trở thành các Kỹ sư trong các trung tâm kiểm định; Kỹ sư thiết kế sản xuất lắp đặt, tư vấn, thử nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện ; Kỹ sư điều khiển, giám sát, vận hành thiết bị điện – điện tử; Kỹ sư tự động hóa thiết kế hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà, trang trại đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ…

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm kỹ sư trong:

- Nhà máy sản xuất thiết bị điện – điện tử: Công ty CP Thiết bị điện, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, …

- Xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì nhà máy điện, các dây chuyền công nghiệp

- Trung tâm nghiên cứu, kiểm định chất lượng thiết bị điện – điện tử: Trung tâm Kiểm định VINACONTROL, ..

- Cơ sở kinh doanh - phân phối sản phẩm thiết bị điện

- Công ty truyền tải và phân phối điện năng

- Giảng dạy chuyên ngành Thiết bị điện tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

-  Bảo trì, sửa chữa, cải tạo, hiệu chỉnh các thiết bị điện.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN

Sinh viên chuyên ngành Thiết bị điện - điện tử tham gia cuộc thi Canon Chie-Tech2019

Sinh viên chuyên ngành tham dự cuộc thi roboconTNUT 2020
Sinh viên chuyên ngành Thiết bị điện - điện tử tham gia cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp 2020

* Thông tin tuyển sinh năm 2024
            Chi tiết tại đây

* Tư vấn tuyển sinh

PGS.TS Vũ Ngọc Kiên, Trưởng bộ môn
Điện thoại: 0965.869.293

 



TIN CŨ HƠN