Chương trình đào tạo Tiến Sĩ

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIẾN SĨ

 

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Tên tiếng Anh: Control Engineering and Automation

Mã ngành: 9520216

Trình độ đào tạo: Tiến sĩ                      Loại hình đào tạo: Tập trung hoặc không tập trung

Thời gian đào tạo: 03 năm (36 tháng, học tập trung) đến 04 năm (48 tháng, học không tập trung) theo từng chương trình đào tạo (CTĐT). Nghiên cứu sinh (NCS) được phép hoàn thành CTĐT sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận NCS có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho Nhà trường, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của Nhà trường.      

Văn bằng tốt nghiệp: Tiến sĩ

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo: Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện dự tuyển theo Quyết định số 28/QĐ-ĐHKTCN ngày 11 tháng 01 năm 2022 Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.

Phương thức tuyển sinh tuyển sinh:

Xét tuyển thông qua kỳ thi tuyển sinh sau đại học của Đại học Thái Nguyên.

Các ngành dự thi tuyển phù hợp: Điện khí hóa xí nghiệp, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa hoặc các ngành gần như Kỹ thuật điện, Hệ thống điện, Sư phạm kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thì cần học bổ sung kiến thức. Căn cứ vào CTĐT, Hội đồng khoa đào tạo xác định số học phần và khối lượng tín chỉ NCS cần phải học bổ sung trình nhà trường xem xét phê duyệt.

Điều kiện tốt nghiệp: Hoàn thành chương trình theo Quy chế đào tạo.

Tên văn bằng: Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

(CTĐT được ban hành theo Quyết định số 28/QĐ-ĐHKTCN ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên)

2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1 Mục tiêu chung

Đào tạo Tiến sĩ ngành “Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa” có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu độc lập và lãnh đạo nhóm nghiên cứu trong các lĩnh vực của ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học. Chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm, năng lực cần thiết của CTĐT đạt bậc 8 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể

*Về kiến thức:

MT1: Có các kiến thức chuyên sâu của ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá cũng như các lĩnh vực khác có liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng điều khiển các hệ thống trong lĩnh vực Điều khiển và Tự động hoá.

*Về kỹ năng:

MT2: Có khả năng đề xuất các giải pháp và phương thức nâng cao tính điều khiển và tự động hóa trong vận hành các hệ thống kỹ thuật; có phương pháp luận phát triển các giải pháp tích hợp các hệ thống kỹ thuật hoạt động đơn lẻ thành hệ thống được điều khiển và giám sát tập trung, nhằm tăng cường khả năng hoạt động đồng bộ trong toàn hệ thống; có khả năng nghiên cứu, phát triển, đề xuất và áp dụng trong thực tiễn các giải pháp công nghệ về các lĩnh vực Điều khiển và Tự động hoá.

MT3: Có khả năng trình bày, giới thiệu các vấn đề khoa học thuộc hai lĩnh vực Điều khiển và Tự động hoá.

MT4: Có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp nghiên cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, thích nghi với môi trường khoa học quốc tế.

*Về mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

MT5: Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể.

MT6: Có đạo đức nghề nghiệp và liêm chính học thuật.

3. CHUẨN ĐẦU RA


Nhóm CĐR

Mã CĐR

Chi tiết

Kiến thức

CĐR1

Tổng hợp các kiến thức chuyên sâu để thiết kế, mô phỏng và tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, giải quyết một vấn đề trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

CĐR2

Tổng hợp và cập nhật kiến thức về các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố trong lĩnh vực đang nghiên cứu.

Kỹ năng

CĐR3

Mô hình hóa, mô phỏng, và kiểm tra thực nghiệm các giả thuyết liên quan đến lĩnh vực điều khiển và tự động hóa; đánh giá những cải tiến có thể đạt được trong quá trình khám phá tri thức.

CĐR4

Phân tích, tư duy tầm hệ thống, xác định được các hoạt động, các đặc tính vận hành của một hệ thống điều khiển tự động.

CĐR5

Tư duy sáng tạo, tự định hướng hoạt động nghiên cứu chuyên môn độc lập; phối hợp nghiên cứu hiệu quả với các đồng nghiệp trong và ngoài nước.

CĐR6

Báo cáo ý tưởng trong hoạt động kỹ thuật thông qua các báo cáo khoa học và sách; là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố đạt 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.

CĐR7

Giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh để phục vụ hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học; có thể đọc hiểu và sử dụng các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ nghiên cứu khoa học.

Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

CĐR8

Quản lý nhóm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá; định hướng phát triển chiến lược của tập thể.

CĐR9

Đảm bảo trung thực về các số liệu, thông tin trích dẫn và các công bố trong nước và quốc tế; tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 4. MÔ TẢ VỀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

* Phân bổ khối kiến thức

Tên

Đối với người có bằng thạc sĩ

Tín chỉ

Bắt buộc

Tự chọn

Các học phần trình độ tiến sĩ

08

04

04

Chuyên đề tiến sĩ

06

0

06

Tiểu luận tổng quan

02

0

02

Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

74

0

74

Tổng

90

04

86

* Nội dung chương trình đào tạo

TT

Mã HP

Học phần, chuyên đề, tiểu luận, nghiên cứu khoa học và luận án

Số tín chỉ

Số tiết

Ghi chú

Lý thuyết

Thực hành

I.

Các học phần trình độ tiến sĩ

 

 

 

 

1.

Học phần bắt buộc

 

 

 

 

1.1.

SAS821

Phân tích và tổng hợp hệ phi tuyến

2

30

0

 

1.2.

MDS821

Mô tả toán học các hệ thống điều khiển

2

30

0

 

2

Học phần tự chọn (chọn 2 trong 6 học phần)

 

 

 

 

2.1.

MES821

Phương pháp tiến hành thí nghiệm các hệ thống điều khiển

2

30

0

 

2.2.

SIC821

Nhận dạng hệ thống điều khiển

2

30

0

 

2.3.

OCS821

Các bộ quan sát trong điều khiển

2

30

0

 

2.4.

MSD821

Nghiên cứu các hệ thống bằng mô hình hóa – mô phỏng

2

30

0

 

2.5.

FMS821

Hệ thống sản xuất linh hoạt

2

30

0

 

2.6.

VCM821

Điều khiển vector cho máy điện xoay chiều 3 pha

2

30

0

 

II

Chuyên đề tiến sĩ (3 chuyên đề, mỗi chuyên đề 2 tín chỉ)

6

 

 

 

III

Tiểu luận tổng quan

2

 

 

 

IV

Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

74

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

90

 

 

 

 

Tổng số tín chỉ toàn CTĐT: 90 TC (Bắt buộc: 4 TC; Tự chọn: 86 TC)

Ghi chú:

a) Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; Căn cứ vào CTĐT, Hội đồng Khoa đào tạo tiến sĩ xác định số học phần và khối lượng tín chỉ NCS cần phải học bổ sung trình Nhà trường xem xét phê duyệt.

b) Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành tương ứng trừ luận văn hoặc đề án tốt nghiệp. Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần bắt buộc hoặc tự chọn.